Tình hình nhân quyền theo năm Nhân quyền tại Việt Nam

2013

  • Theo báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Thế giới (HRW), một tổ chức thường bị cho là đưa tin sai sự thật, bóp méo thực tế, cho biết trong một cuộc họp báo diễn ra ở Bangkok hôm 21/1/2014 tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã ‘xấu đi nghiêm trọng’ trong năm 2013.[269]
  • Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 68 hôm 12/11/2013 đã bỏ phiếu bầu 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016 và Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất (184/192).[270]

2014

  • Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói Việt Nam đã đáp ứng 80% trong 123 khuyến nghị về nhân quyền mà các nước đưa ra cho Hà Nội năm 2009.[271]

2017

Phúc trình 65 trang được HRW công bố hôm 19/6 tường trình 36 vụ việc xảy ra trong thời gian gần đây, khi các nhà hoạt động nhân quyền bị "côn đồ" đánh đập ở Việt Nam. Theo tài liệu này, nhìn từ vụ tấn công Luật sư Nguyễn Văn Đài và bạn bè ông có thể thấy một xu hướng đáng lo ngại ở Việt Nam: các nhóm hành hung các nhà hoạt động, dường như nhận được "sự chỉ đạo hoặc cho phép của những người có thẩm quyền." HRW ghi nhận trong năm 2016, có ít nhất 21 nhà vận động nhân quyền bị kết án và ít nhất 20 vụ hành hung xảy ra với hơn 50 nạn nhân.[272]

Tuy nhiên, theo Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam thì HRW là một con rối của các thế lực thù địch với Việt Nam. Báo cáo của HRW đã phủ nhận những thành tựu về nhân quyền ở Việt Nam, chứa đựng thông tin thiếu khách quan, không có kiểm chứng. Phía kênh Quốc phòng Việt Nam khẳng định các nhà hoạt động và các blogger không bị hành hung như HRW nói và bức tranh của HRW vẽ ra là do họ ngồi một chỗ, nghe tin một chiều kiểu "ếch ngồi đáy giếng", cách thu thập, phân tích và đánh giá thông tin tức thiếu chuyên nghiệp gây ra. Kênh Quốc phòng Việt Nam cho rằng HRW đã bị các thế lực chính trị qua mặt để thu tiền tài trợ. Theo ông Cao Đức Thái, nguyên Viện trưởng Viện Nhân quyền thuộc Học viện Chính trị Quốc gia, thì báo cáo năm 2017 của HRW không có điểm gì mới do báo cáo này tiếp tục dựa trên sự kỳ thị và thái độ thiếu xây dựng đối với Việt Nam và báo cáo này không dựa trên những chứng cứ có thể tin cậy được. Kênh Quốc phòng Việt Nam đã cho rằng HRW đã vu khống việc Việt Nam sử dụng luật pháp một cách mơ hồ để bắt giữ và xét xử các nhà "bất đồng chính kiến". Đồng thời, kênh truyền hình này cũng khẳng định những người bị bắt giữ là do họ đã xuyên tạc lịch sử, kích động gây rối trật tự xã hội, vi phạm luật pháp, biến cơ sở tôn giáo thành nơi tuyên truyền cho các hành động đi ngược lại phương châm tốt đời, đẹp đạo. Kênh cho rằng, HRW đã dựng lên một màn kịch hết sức vụng về nhằm gây mất độc lập, chủ quyền và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. Nhiều quốc gia đã cho rằng HRW thực chất không quan tâm tới vấn đề nhân quyền mà chỉ quan tâm tới lợi ích của những người muốn chi phối thế giới bằng các giá trị do những người này tạo ra và áp đặt lên các quốc gia khác. Ông Cao Đức Thái cũng khẳng định khái niệm tù nhân lương tâm không tồn tại trong luật pháp của bất kỳ quốc gia nào, các hoạt động được cho là bất bạo động cũng phải do pháp luật điều chỉnh. Đại sứ Ngô Quang Xuân, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho rằng báo cáo của HRW rất không hay khi đã bám vào các thông tin không khách quan từ các tổ chức có âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.[273]

Theo báo Quân đội nhân dân (cơ quan ngôn luận của Quân đội nhân dân Việt Nam) HWR đã thông qua một vài trang mạng ở nước ngoài để phát đi thông báo đưa ra những lời kêu gọi vô lý. Báo trên cho rằng đây là hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Về việc Tổ chức HRW đòi trả tự do cho những người bị giam giữ chỉ vì “các hành vi và tiếng nói ôn hòa”, thì báo này cho rằng: "Tại Việt Nam, mọi công dân đều có quyền bày tỏ chính kiến của mình, song quyền này phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, không xâm phạm đến lợi ích của người khác và lợi ích quốc gia, dân tộc. Ở Việt Nam không có bất kỳ cá nhân nào bị giam giữ chỉ vì “các hành vi và tiếng nói ôn hòa”, mà chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam bị xử lý".[274]

2018

Ngày 13/1/2018, Nghị viện Châu Âu đã ra nghị quyết lên án tình trạng vi phạm nhân quyền tiếp diễn tại Việt Nam, và kêu gọi chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho những người bất đồng chính kiến. Nghị quyết nói rằng giới chức Việt Nam tiếp tục bỏ tù, sách nhiễu, đe dọa các nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo, bloggers và các luật sư nhân quyền, trong khi những người bảo vệ nhân quyền phải đối mặt với các án tù nhiều năm. Những cái tên nổi bật được đưa ra trong nghị quyết bao gồm: nhà báo tự do Nguyễn Văn Hóa, nhà hoạt động môi trường Hoàng Đức Bình, Lê Đình Lượng, Nguyễn Nam Phong, và các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, là những người đang phải chịu án tù nhiều năm. Nghị quyết cũng lên án Bộ Luật Hình sự mới, luật An ninh mạng và luật Tín ngưỡng Tôn giáo vì cho rằng những luật này đang giới hạn các quyền tự do căn bản của con người.[11] Tuy nhiên, phía Việt Nam cho rằng đánh giá của Nghị viện Châu Âu thiếu khách quan, dựa trên những thông tin sai sự thật đã phủ định những thành tựu và chính sách về quyền con người của Việt Nam.[275] Trước đó, Tòa án đã xác nhận Nguyễn Văn Hóa đã trực tiếp bố trí, dàn xếp quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn và đăng tải lên mạng xã hội các thông tin sai sự thật, tổ chức và trực tiếp phá hoại tài sản công dân.[276] Hoàng Đức Bình phạm tội chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động công vụ, gây rối làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông.[277][278]. Lê Đình Lượng được xác định phạm tội âm mưu khủng bố, xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong quần chúng nhân dân, gây rối và phá hoại tài sản công dân.[279][280]. Nguyễn Nam Phong đã phạm tội chống người thi hành công vụ, gây rối, tổ chức gây rối và phá hoại tài sản công dân.[281]

Ngày 18/1, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố phát hành Sách trắng về Nhân quyền 2018 với tựa đề “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam”, với ba phiên bản tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Nội dung của cuốn sách cung cấp các thông tin về toàn diện về quan điểm, chủ trương, luật pháp, chính sách của Nhà nước Việt Nam về quyền con người, đặc biệt từ sau khi thông qua Hiến pháp 2013, cũng như những nỗ lực và thành tựu đạt được trong bảo vệ và thúc đẩy các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương. Sách trắng gồm 4 chương, trong đó chương I nêu rõ quan điểm, chính sách và luật pháp của Nhà nước Việt Nam về quyền con người; chương II ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người; chương III nêu rõ sự hợp tác quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người; chương IV đề cập tới thách thức và ưu tiên của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người. Theo Sách Trắng, thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật về quyền con người trên mọi khía cạnh, trong đó có: Quyền bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử; Quyền sống, quyền được tôn trọng về nhân phẩm và bất khả xâm phạm về thân thể; Quyền được bảo vệ bí mật riêng tư; Quyền tự do đi lại, cư trú; Quyền tự do hội họp, lập hội; Quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý Nhà nước và xã hội… “Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Bên cạnh đó, Sách trắng cũng nhấn mạnh tới thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân Việt Nam và Nhà nước còn tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tôn giáo Việt Nam tăng cường giao lưu, kết nối với quốc tế. Theo Sách Trắng, “sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua là minh chứng sinh động về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam".[282][283][284]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhân quyền tại Việt Nam http://www.china.org.cn/english/features/bjrenquan... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40337871_Vi%... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40835907 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/1512... http://transcripts.cnn.com/TRANSCRIPTS/0706/24/le.... http://www.latimes.com/news/la-na-vietnam6aug06-st... http://www.newsweek.com/apocalypse-then-157805 http://www.nhanquyenvn.com/2016/12/hoi-cuu-tu-nhan... http://vietnamupr.com/2014/06/upr-cua-viet-nam-va-... http://vietnamupr.com/ve-vietnam-upr/